Giới thiệu nghệ thuật và ra mắt Câu lạc bộ ca trù phường Đằng Giang
(Ngoquyen.haiphong.gov.vn) - Để góp phần gìn giữ, phát triển văn hoá truyền thống, sáng 29/3, UBND phường Đằng Giang (Quận Ngô Quyền) tổ chức chương trình giới thiệu nghệ thuật và thành lập Câu lạc bộ ca trù phường tại Đình Phụng Pháp.
Lãnh đạo phường Đằng Giang trao Quyết định thành lập Câu lạc bộ.
Lãnh đạo Quận Ngô Quyền tặng hoa chúc mừng Câu lạc bộ.Đây là hoạt động nhằm thực hiện Nghị quyết Đảng bộ phường lần thứ X về việc phát huy và nâng tầm văn hoá truyền thống, tiến tới xây dựng và phát triển quần thể khu du lịch văn hóa tâm linh tại phố Phụng Pháp.
Chủ tịch UBND phường Đằng Giang Nguyễn Phương Nam phát biểu tại buổi lễ.Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND phường Đằng Giang Nguyễn Phương Nam cho rằng: việc bảo tồn và phát triển văn hoá truyền thống cần có sự quan tâm từ các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự chung sức, đồng lòng của Nhân dân và sự hưởng ứng, tham gia tích cực của thế hệ trẻ. Việc thành lập và CLB ca trù phường sẽ góp phần không nhỏ trong việc bảo tồn di sản văn hoá phi vật thể nghệ thuật ca trù cùng với việc quảng bá hình ảnh khu vực quần thể văn hóa tâm linh phố Phụng Pháp; giữ gìn, cũng như đóng góp cho công cuộc bảo vệ, duy trì và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của quê hương Đằng Giang.
Trình diễn hát cửa Đình.Nghệ thuật ca trù, một phần không thể thiếu trong di sản văn hóa của Việt Nam. Ca trù, hay còn được gọi là hát ả đào, là một loại hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ thời nhà Lý (thế kỷ 11). Ca trù được biết đến với sự kết hợp độc đáo giữa âm nhạc, thi ca, và trình diễn, được ví như nhạc thích phòng của Việt Nam.
Trình diễn hát cửa Đình.Trong các buổi biểu diễn ca trù, người hát (thường là các nữ ca sĩ được gọi là "đào nương") sử dụng giọng hát mềm mại và kỹ thuật điêu luyện để thể hiện các bài hát có lời thơ. Người đàn (thường là các nam nhạc công gọi là "kép") sử dụng đàn đáy- một loại đàn ba dây truyền thống—để tạo nên nhịp điệu và hòa âm. Ngoài ra, còn có sự tham gia của người cầm chầu (quan viên) sử dụng trống chầu để nhấn nhịp và điều khiển nhịp điệu, tạo nên một không gian biểu diễn đầy tính nghệ thuật và tinh tế. Với giai điệu du dương và lối trình diễn thanh tao, ca trù không chỉ phản ánh đời sống tinh thần của người xưa mà còn là biểu tượng của sự sáng tạo và tinh hoa văn hóa Việt Nam, nó không chỉ đơn thuần là một dạng giải trí mà còn là biểu tượng văn hóa, thể hiện sự phát triển và ảnh hưởng của nền văn minh truyền thống. Mặc dù ca trù có ý nghĩa đặc biệt trong kho tàng âm nhạc Việt Nam nhưng sự phát triển của đời sống văn hóa - xã hội, loại hình nghệ thuật này có sự mai một rõ nét, ca trù đứng trước nhiều khó khăn và thách thức để tồn tại, phát triển trong thời buổi văn hóa giải trí bùng nổ như hiện nay.
Trình diễn hát cửa Đình.Theo đánh giá của UNESCO, ca trù là kiệt tác di sản truyền khẩu và phi vật thể của nhân loại, Ngày 1 tháng 10 năm 2009, ca trù được ghi danh là di sản phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp./.